
30 Tháng Sáu, 2017
Căng cơ hamstring
Được sử dụng ngay từ lúc chấn thương, càng sớm càng tốt. Đó là chữ viết tắt của:
Rest: nghỉ ngơi, không đi lại trên chân bị chấn thương
Ice: đá lạnh, cần đặt ngay để tránh sưng. Không để đá tiếp xúc trực tiếp với da, nên bọc trong túi chườm, khăn, để trong 20-30 phút, 3-4 lần mỗi ngày.
Compression: băng ép, dùng băng thun để bất động và bảo vệ cổ chân bị chấn thương.
Elevate: kê cao chi trên mức tim thường xuyên nhất có thể trong vòng 48h đầu.
Dùng thuốc kháng viêm nonsteroid như ibuprofen, meloxicam. Các thuốc này giúp giảm đau và sưng, từ đó cải thiện chức năng.
Trong đa số trường hợp, đau và sưng sẽ kéo dài 2-3 ngày hoặc hơn. Đi lại trong khoảng thời gian này khá khó khăn nên nạng có thể là 1 phương án tốt để hỗ trợ đi lại.
Trong pha 1 được nhắc đến ở bài trước, cần nâng đỡ cổ chân, tránh những động tác nhanh, đột ngột. Có thể cần đến nẹp để bất động vùng cổ chân.
Các bài tập vận động giúp giảm cứng, tăng sức mạnh cổ chân và tránh vấn đề mạn tính.
Vận động sớm: gần đây lời khuyên của các bác sĩ chỉnh hình hay phục hồi chức năng đều bao gồm cử động sớm có kiểm soát, không có kháng lực. Điều này giúp cho khớp của bạn không bị cứng, hạn chế cử động do bất động lâu dài.
Tập mạnh cơ: Khi đã có thể chịu sức bên chân chấn thương mà không có đau hay sưng gia tăng, các bài tập mạnh gân cơ sẽ được thêm vào chương trình tập luyện. Đó là các bài tập cử động như trên có thêm kháng lực tùy vào sức chịu đựng của bạn. Tập dưới nước có thể sẽ tốt hơn nếu tập với kháng lực trên cạn quá đau khiến bạn khó có thể tuân thủ.
Tập thăng bằng: các bài tập này giúp giữ ổn định khớp cổ chân, tránh chấn thương lặp lại.
Bài tập sức bền và nhanh nhẹn: tăng tiến thêm khi bạn không còn đau với các bài tập chạy hình số 8 hoặc các bài tập bậc thang. Lúc này sức manh, sự nhanh nhẹn, thăng bằng sẽ được phối hợp và tăng cường.
Rất ít trường hợp, thường được chỉ định khi BN không đáp ứng với các điều trị bảo tồn kể trên, và cho những BN có mất vững khớp cổ chân dai dẳng sau điều trị phục hồi chức năng nhiều tháng. Phẫu thuật sẽ khâu nối lại dây chằng bị đứt hoặc tái tạo lại dây chằng khi không thể khâu nối được nữa.
Tham khảo thêm:
Dr.DTH
Để lại bình luận